Translate

Hot Line

Ms Lan +84.94362.7667 Ms Thảo +84.94462.7667

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

THĂM CUNG ĐIỆN HOÀNG GIA CAMPUCHIA

Cung điện Hoàng gia Campuchia ở thủ đô Phnôm Pênh là một tổ hợp các tòa nhà nơi Hoàng gia Vương quốc Campuchia được xây dựng từ hơn một thế kỷ trước để phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương, gia đình quốc vương và các quan khách nước ngoài, nơi đây còn là nơi diễn ra các cuộc thiết triều, các nghi thức ngoại giao và lễ nghi hoàng gia.
 
Tiếng Khmer gọi tên đầy đủ là Preah Barom Reachea Vaeng Chaktomuk. Các Vua Campuchia đã ở trong cung điện này kể từ ngày cung điện được xây dựng từ 1866, ngoại trừ có một thời kỳ gián đoạn khi đất nước này dưới quyền cai trị của Khmer Đỏ. Cung điện được khởi xây sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Pênh sau giữa năm 1800. Cung điện nhìn về hướng Đông và tọa lạc tại bờ Tây của ngã 4 các phân nhánh của sông Mêkong gọi là Chaktomuk.
 
 
Hoàng Cung bao gồm một khu phức hợp các di tích bao gồm Hoàng cung với Chùa Bạc và là sự kết hợp của rất nhiều công trình kiến trúc khác cộng với nhựng khu vườn với rất nhiều hoa kiểng quý đã nhiều năm tuổi. Hoàng cung và Chùa Bạc tạo thành một quần thể kiến trúc là biểu tượng cho đất nước Campuchia. Công trình nằm quay mặt ra bờ sông thoáng mát, là một đỉa điểm tham quan không thể thiếu trong cuộc hành trình khám phá đất nước Campuchia
 
Hoàng Cung có rất nhiều công trình trong đó, có thể kể ra một số công trình chính, đây chỉ là những công trình dành cho khách tham quan và được phép tham quan, phần các công trình khác ngoài bài viết này là phần không được phép tham quan và là khu vực dành cho hoàng thân không có trong bài viết này.
 

Phòng khánh tiết

 
Tiếng Khmer gọi là Preah Thineang Vinnichay có nghĩa là "Thánh vị phán xử". Phòng khánh tiết là nơi nhà vua cùng nội các thiết triều. Ngày nay Điện này được sử dụng để cử hành nghi lễ hoàng gia và tôn giáo như đăng quang, kết hôn hoàng gia và nơi nhà vua tiếp khách.
 

Sân khấu Chanchhaya

 
Khu sân khấu ngày nay là công trình đã được xây dựng lần hai, trước đó dưới thời vua Norodom đây là một công trình bằng gỗ. Năm 1913-1914, dưới thời vua Sisowath, công trình được tái xây dựng với cùng kiểu dáng thiết kế với công trình trước đó. Sân khấu Chanchhaya còn được gọi là sân khấu Ánh trăng. Mặt trước sân khấu hướng ra đường Sothearos. Sân khấu là nơi tổ chức các điệu múa cung đình, là khán đài để nhà vua diễn thuyết trước nhân dân và cũng là nơi tổ chức các sự kiện và những bữa tiệc lớn của hoàng gia. Năm 2004, nhân ngày quốc vương Norodom Sihamoni lên ngôi khu sân khấu đã được sử dụng để tổ chức bữa tiệc lớn mừng tân quốc vương đăng quang.
 

Hor Samran Phirun (Điện nghỉ yên tĩnh)

 
Là nơi nghỉ ngơi và thư giãn của hoàng cung, nơi mà nhà vua đợi để lên lưng voi trong các dịp rước lễ của hoàng gia, được xây dựng năm 1917, đây còn là nơi cất giữ nhạc cụ và các đạo cụ biểu diễn. Ngày nay, điện dùng để trưng bày vật kỷ niệm của những nhà lãnh đạo nước ngoài
 

Hor Samrith Phimean (Cung điện đồng)

 
Được xây dựng năm 1917 và là nơi cất giữ những trang phục và vật tượng trưng của Hoàng Gia. Ngày nay tầng 1 của ngôi nhà dùng là nơi trưng bày những trang phục và biểu trưng Hoàng Gia. Hầu hết các trang phục của vua chúa, hoàng hậu, chén bát và các trang phục cung nữ trong suốt một tuần lễ cũng được trưng bày tại đây .
 
 

Điện Napoleon III

 
Được xem là công trình khác biệt so với các công trình mang phong cách Khmer xung quanh. Ngôi điện trên thực tế  là công trình xây dựng vĩnh cửu đầu tiên trong khu vực Hoàng Cung, được xây dựng hoàn toàn bằng sắt. Nó là một công trình độc đáo dành cho nữ hoàng Eugenie nước Pháp, vợ vua Napoleon III, năm 1869 từng được sử dụng trong lễ khánh thành kênh đào Suez. Năm 1876, hoàng đế Napoleon III gửi tặng nhà vua Norodom.
 
Các biểu tượng hoàng gia với chữ “N” trên các cửa và các mặt của ngôi nhà vinh danh Napoleon đã không cần phải đổi lại khi ngôi nhà được tặng cho nhà vua Norodom (tên của nhà vua cũng bắt đầu bằng chữ N). Ngôi nhà được trùng tu vào năm 1991 với sự trợ giúp tài chính từ chính phủ Pháp. Ngôi điện này ngày nay được sử dụng làm một bảo tàng nhỏ, trưng bày các bức ảnh và những sự kiện đáng nhớ của hoàng gia. Tuy nhiên, nó không được mở cửa cho du khách vào bên trong mà chỉ được chiêm ngưỡng bên ngoài. Chụp ảnh toàn cảnh ngôi điện đẹp nhất là vào buổi sáng sớm.
 

Điện Phochani

 
Là một sân khấu rộng dùng vào mục đích biểu diễn nghệ thuật, công trình được khánh thành năm 1912 do các nghệ nhân làm mộc nổi tiếng ở làng Diệc,Hưng Hà,Thái Bình,Việt Nam thiết kế và xây dựng. ngày nay được sử dụng làm nơi đón tiếp và hội nghị của hoàng gia.
 

Damnak Chan

 
Ngày nay được sử dụng làm nơi làm việc của hoàng cung. Được xây dựng năm 1953 dành riêng cho Hội đồng cao cấp của nhà vua. Ngôi điện được sử dụng làm trụ sở của Bộ văn hoá trong những năm 1980 và Ủy ban cấp cao quốc gia Campuchia từ năm 1991- 1993. Damnak Chan thể hiện một số mặt không hợp lý của sự pha trộn phong cách nghệ thuật phương Tây và nghệ thuật truyền thống người Khmer. Sự pha trộn kiến trúc bất hợp lý thể hiện rõ ràng nhất là mái nhà mang phong cách kiến trúc Khmer nhưng tường bao quanh lại mang phong cách kiến trúc phương Tây. Điện không mở cửa cho du khách mà chỉ ngằm nhìn từ xa.
 

Vườn Hoa

 
Có thể nói vườn hoa Hoàng Cung là tập hợp nhiều cây kiểng quý và đẹp mắt, Hoàng Cung thu hút khách tham quan cũng nhờ vào khu vực trồng hoa cảnh được chăm chút kỹ lưỡng. Ngay cửa ra vào có trồng rất nhiều cây Sala - một loại cây của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khu vực phía trong trồng rất nhiều cây bò cạp vàng và cây si trên trăm tuổi to lớn.
 

TƯỢNG ĐÀI ĐỘC LẬP- BIỂU TƯỢNG CỦA THỦ ĐÔ PHNOM PÊNH- CAMPUCHIA

Tượng đài Độc lập tại Phnôm Pênh khởi công xây dựng năm 1958 và khánh thành ngày 9 tháng 11 năm 1962 nhằm đánh dấu 9 năm độc lập của người Campuchia khỏi áp bức nước ngoài. Công trình là tác phẩm của kiến trúc sư Campuchia Vann Molyvann, sử dụng hầu như tất cả các mô típ truyền thống của kiến trúc Khmer cổ truyền. Tượng đài có hình dạng stupa (hoa sen) mô phỏng Angkor Wat và các địa điểm lịch sử khác của Campuchia. Kiến trúc sư thiết kế là một người chịu ảnh hưởng nặng phong cách hiện đại Vann Molyvann. Trong những lễ quốc gia, đặc biệt là quốc khánh - đây là tâm điểm của các hoạt động.
 
Đài độc lập được xem là điểm tham quan thu hút khá đông du khách đến Phnom Penh .Nằm tại quảng trường lớn, giao lộ giữa đường Norodom và đường Sihanouk. Miễn phí tham quan, tuy nhiên một số ngày lễ Đài độc lập không cho phép khách du lịch vào thăm.

Vai trò

Đài độc lập còn được sử dụng như đài tưởng niệm những người Campuchia đã chết vì chiến tranh. Nó còn là nơi diễn ra những ngày lễ kỷ niệm và tế lễ trong nhưng ngày như: ngày độc lập, ngày hiến pháp đất nước. Đây là một công trình kiến trúc đẹp của thành phố Phnom Penh. Có thể đứng từ mọi phía để ngắm quang cảnh của quảng trường Đài độc lập.
 
Vào những ngày lễ quan trọng của đất nước , nhà vua sẽ lên đài để đọc diễn văn và tiến hành các nghi lễ quan trọng khác .
 
 
 

Màu sắc và đài nước

Màu của đài độc lập sử dụng màu tím chủ đạo , nâng dần hình chóp tựa đóa hóa sen và là kiến trúc phổ biến của đất nước Chùa Tháp . Phía dưới Đài Độc lập là một đài phun nước đẹp và hiện đại , vào ban đêm cho ra nhiều màu sắc là nơi thư giãn và là điểm tập trung khách du lịch và người dân địa phương đến để thưởng ngoạn .
 

KHÁM PHÁ ANGKOR WAT HUYỀN BÍ

Angkor Wat  trong tiếng Phạn có nghĩa là “Kinh đô chùa” (còn gọi là đền Đế Thích theo cách gọi cũ của người Việt – cùng với Đế Thiên là tên gọi của khu hoàng thành Angkor Thom) là ngôi đến vĩ đại nhất trong quần thể kiến trúc Angkor. Ngôi đền này là kết tinh của kiến trúc đền núi đặc trưng của người Khmer cổ, đồng thời đạt tới đỉnh cao về mặt nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật tạo hình Khmer cũng như quy mô hoành tráng nhất trong tất cả các đền đài thời Angkor. Angkor Wat được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 12 do quốc vương Suryavarman II, dành để tôn thờ vị thần Vishnu của Hindu giáo.
Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 240 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II (1113-1150), Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.
Chu vi đền là 6km, tường đá cao 8m, bề dày 1m. Có tất cả 5 tháp, tháp chính cao Angkor Wat là hiện thân cho núi Meru, trung tâm của vũ trụ theo Hindu giáo.
Kiến trúc quần thể Angkor Wat chia làm 3 tầng đại diện cho ba yếu tố quan trọng làm nên vũ trụ theo quan điểm Hindu là:đất, nước và gió với 5 ngọn tháp cao. Theo truyền thuyết, núi Meru nằm giữa đại dương trong vũ trụ và đại dương đó chính là lớp hào nước sâu và rộng được xây dựng xung quanh Angkor Wat.
Thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường thành rộng tới 83610m². Con đường dẫn tới cửa chính Angkor Wat cũng được làm bằng đá tảng dài 230m, mặt lộ rộng gần 10m cao 5m so với mặt nước hồ trong xanh ở hai bên. Phía ngoài đầu lối vào có tượng sư tử đá, hai bên bao lơn được trạm trổ tượng rắn thần Naga bảy đầu. Hào nước bao bọc Angkor Wat rộng 190m tạo nên một hình vuông dài một cây số rưỡi. Xung quanh hào có nhiều bậc để từ trên có thể bước xuống mặt nước.
            Khu đền chính được xây dựng theo hình gần giống Kim Tự Tháp, với 5 tháp chính tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ cao, độ cao thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là nước, tầng 2 tượng trưng cho trần gian hay là đất, độ cao thứ 3 tượng trưng cho gió hay thiên đàng.
 Kiến trúc ba tầng của chính điện kết nối với nhau nhờ những hành lang sâu thẳm. Điểm cần lưu ý là toàn bộ kiến trúc Angkor Wat hoàn toàn được tạo nên từ những phiến đá xanh rất lớn, khích thước thông thường là 1m x 2m ghép lại với nhau thông qua hệ thống mộng. Đền Angkor là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, nó thể hiện một trình độ rất cao về hình học không gian. Thời bấy giờ, kỹ thuật và phong cách kiến trúc còn hết sức giới hạn thì việc sử dụng đá có tính chất như sử dụng gỗ với những kết cấu có hình bán nguyệt và mái vòm là những kỹ thuật mà người ta chưa biết – những hiệu quả toàn diện của nó làm cho mọi người phải ngạc nhiên.
Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng mặt trời lặn. Cách bố cục này gây cảm giác uy nghi, vĩ đại cho người đi vào đền, bởi hình ảnh khu đền đồ sộ nổi bật trên ánh sáng chói lòa của mặt trời nhất là dưới ánh hoàng hôn. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần, hành lang, các lan can, vì cột thể hiện sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại. Với những phù điêu phong phú, nhiều chi tiết sống động và tinh xảo dùng để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm trang. Trên những bức phù điêu đá này, đã miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ, rất nhiều thần linh nam và nữ nhảy múa với nhau trong tư thế vui vẻ. Qua một hành lang phù điêu nối tiếp nhau, chạy dài đến mấy trăm mét, đã thể hiện nhiều nhân vật chân thật trong lịch sử của Campuchia. Hình tượng được mọi người yêu thích và thường xuất hiện trên phù điêu, chính là vị nữ thần Apsara của Campuchia.
Tầng 1: Địa ngục
            Có lẽ độc đáo nhất tại tầng này là những bức phù điêu trên tường của dãy hành lang tầng thấp nhất. Đây có thể xem là bức tranh điêu khắc trên đá to nhất, dài nhất của thế giới được điêu khắc hoàn toàn bằng tay.
Nhờ được bảo vệ bởi mái của dãy hành lang chạy xuyên suốt, bức tranh dường như còn khá nguyên vẹn. Với chiều cao 2,5m và chạy dài hơn 800 mét miêu tả những điển tích trong kinh Bà La Môn, sử thi Ấn Độ Mahabharata và Ramayana, những chiến công của vua Suryavarman II – người tạo dựng ngôi đền. Phù điêu mô tả khá chi tiết cuộc chiến khuấy biển sữa trong truyền thuyết, khỉ Hanuman và trận chiến của thần Sita, những điệu múa của tiên nữ Aspara.
Tại  khắp nơi trong Angkor Wat và từng centimet của ngôi đền, không chỗ nào là không có điêu khắc. Những đường nét điêu khắc trên đá tỉ mỉ đến mức người ta lầm tưởng là chúng được đúc theo một khuôn mẫu có sẵn. Nguyên tắc xây dựng ngôi đền được xây dựng theo lối lắp ghép, sắp xếp các khối đá lại với nhau trước, sau đó các nghệ nhân mới bắt đầu điêu khắc. Bằng chứng là tại các cây cột ở tầng thứ nhất vẫn còn vết tích của những bức tranh điêu khắc còn dang dở. Tầng nhất của Angkor có các hồ nước dùng cho vua tắm rửa, tẩy rửa tội lỗi và thoát y để lên với thiên đàng, hiện nay đã được rút cạn nước nhằm bảo vệ cho di tích. Trong những gian phòng lớn của tầng này, có một gian rất huyền bí, du khách thường đến đó đứng hơi sát tường nắm chặt bàn tay và vỗ nhẹ lên ngực thì lập tức có tiếng vang vọng như một dàn nhạc đang đánh trống. Gian phòng này nếu nhìn từ bên cửa chính của ngôi đền vào thì nằm ở phía bên trái.
Tầng 2: Trần gian
             Là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi dãy tường thành, bên trong là các gian điện thờ các vị thần, khu vực tầng tháp thứ hai là nơi có hệ thống thoát nước cho cả ngôi đền. Tại các gian điện thờ có các tượng vị thần Vishnu cuả Hindu giáo khá to bằng đá đen, nhưng lại bị người dân Campuchia hiện tại cải biến thành Phật Thích Ca nên đã mặc áo vàng và thờ cúng như Phật giáo. Sự lầm tưởng về vị thần của Hindu giáo và Phật giáo cũng dễ dàng chấp nhận bởi sự giao thoa về tôn giáo. Tại tầng 2 có vô số những bức phù điêu Apsara nhảy múa với bộ ngực trần. Người ta phân biệt nữ thần nào có gia đình và nữ thần nào chưa có gia đình nhờ vào nếp nhăn ở bụng.
Tầng 3: Thiên đàng
            Là tầng cao nhất, nơi được xem là nơi cư ngụ của thần thánh với độ cao đỉnh tháp là 65m. Các cầu thang đi lên các tháp trung tâm chia làm 4 mặt. Tầng này gồm hai hành lang chữ thập khá rộng cắt nhau thẳng góc ở giữa. Ở điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat. Xưa kia trung tâm đền có tượng thờ bằng vàng thần Vishnu, nhưng tượng đã bị mất. Ngày nay trung tâm đền có các tượng thờ Phật. Nơi cao nhất là đỉnh tháp chính giữa của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Chung quanh là 4 ngọn tháp thấp hơn có độ cao 40m. Mỗi tháp có hình dáng nột đóa hoa sen đang nở. Tháp cao nhất nhất của Angkor Wat là trung tâm của ngôi đền và có 7 cấp từ to tới nhỏ dần vút lên bầu trời, tượng trưng cho 7 vòng của núi thiêng Meru. Tháp trung tâm và bốn tháp chung quanh tạo thành biểu tượng nổi tiếng của Angkor Wat khi ta nhìn từ xa hay lúc gần đến khuôn viên đền.
Các cầu thang đi lên dốc đứng gần khoảng 65 độ, hẹp và vô cùng khó leo. Việc leo lên đỉnh tháp không dành cho những du khách có bệnh tim mạch và người lớn tuổi. Để bảo vệ du khách, nhà quản lý Angkor đã phải xây dựng một cầu thang xi măng có tay vịn sắt và bục gỗ che chắn nhằm tăng độ an toàn khi leo trèo và đồng thời bảo vệ di tích.
Angkor Wat là công trình được xây dựng vào nền cực thịnh của Angkor và chính là viên ngọc quý nhất của đất nước Chùa Tháp. Mỗi lần viếng thăm Angkor Wat, người ta không khỏi xúc động và ấn tượng mãi trước kỳ quan vĩ đại, huyền bí, và chắc hẳn là cảm thấy luyến tiếc cho một nền văn minh huy hoàng một thời nay đã biến mất.
Ngày nay, Angkor Wat được biết đến như là một trong những kỳ quan của loài người, di sản nhân tạo được UNESCO công nhận. Chính phủ Campuchia đã cho tiến hành phục chế, tu bổ khu di tích và quần thể này là địa điểm thu hút hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới mỗi năm

CHINATOWN NÉT ĐẸP LẠ GIỮA LÒNG SINGAPORE

Có thể nói như vậy bởi giữa rất nhiều công trình kiến trúc, những tòa nhà cao tầng hiện đại ở đảo quốc này, Chinatown giống một cơn gió cổ điển thổi vào lòng du khách.
Đến Singapore, bạn có thể dễ dàng tới Chinatown bằng các phương tiện giao thông công cộng, tàu điện, xe buýt, taxi... Trong đó, ga tàu điện Chinatown nằm giữa Pagoda Stress rất thuận tiện để đi đến những địa điểm tham quan lý thú của khu này cũng như những vùng lân cận khác…
Là quốc gia đa chủng tộc, trong đó phần lớn dân cư trên đất nước này là người gốc Hoa. Ở những vùng lãnh thổ khác nhau trên khắp thế giới, có rất nhiều khu tập trung đông đảo người gốc Hoa sinh sống giống như Chinatown của Singapore. Ngay giữa lòng Sài Gòn cũng có một khu phố của người Hoa đông đúc, nhộn nhịp. Tuy nhiên, với lịch sử lâu dài, Chinatown của Singapore là một trong những khu người gốc Hoa lâu đời nhất cũng như lớn nhất trên thế giới.
Vừa bước chân ra khỏi ga tàu điện Chinatown, màu đỏ - màu sắc đặc trưng của Trung Hoa - sẽ hiển hiện ngay trước mắt du khách qua dãy đèn lồng treo dọc phố. Nhiều tấm biển hiệu hay nhiều khung cửa sổ suốt dãy phố cũng mang sắc đỏ nổi bật.
Những con phố nhỏ và hẹp của Chinatown luôn tấp nập người đi lại. Khu này nổi tiếng với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cùng đa dạng các sản vật của Trung Quốc. Tại nơi đây, du khách sẽ không mấy khó khăn để tìm được món đồ lưu niệm xinh xắn mà giá cả cũng phải chăng để mang về tặng người thân sau chuyến du lịch.
Chinatown bao gồm các khu Kreta Ayer, Telok Ayer, Tanjong Pagar, Bukit Pasoh và Ann Siang Hill. Trong đó, Kreta Ayer thường được coi là trung tâm của Chinatown với phố ẩm thực, chợ đêm… Đây là địa điểm lý tưởng nếu bạn muốn thưởng thức các món ăn địa phương!
Giống như Singapore - một quốc gia đa chủng tộc, đa văn hóa, dù là khu phố của người gốc Hoa song người ta cũng có thể tìm thấy dấu ấn của rất nhiều nền văn hóa về kiến trúc, tôn giáo… tại Chinatown.
Các ngôi nhà cũng như các cửa hiệu ở Chinatown được kết hợp bởi nhiều phong cách kiến trúc cổ điển như Baroque, Victorian với đặc trưng về những đường nét trang trí tinh xảo, những màu sơn tường làm nổi bật các chi tiết về kiến trúc…
Các khu phố với những dãy nhà giống nhau xây thành hàng mang đậm hơi hướng kiến trúc Ý. Cửa sổ hình bán nguyệt, cột áp tường, bancông… các ngôi nhà nơi đây cũng có chút gì đó kiểu kiến trúc Địa Trung Hải. Người ta cho rằng những người đã di cư tới đây từ nhiều vùng trên thế giới ở các thế kỷ trước đã đem đến phong cách kiến trúc đặc biệt này cho Chinatown.
Chinatown tập trung đông đảo người gốc Hoa với tôn giáo chính của họ là đạo Phật, song nơi đây cũng có những ngôi đền của đạo Hindu, đạo Hồi Ấn Độ.
Đó là đền Sri Mariamman thờ nữ thần Mariamman - vị thần bảo vệ sức khỏe con người. Đây được coi là ngôi đền Hindu lâu đời nhất ở Singapore mang vẻ đẹp tinh túy của phong cách kiến trúc Nam Ấn. Đền Jamae tại Chinatown cũng là một ngôi đền Hồi giáo nổi tiếng và có lịch sử ra đời sớm trên đảo quốc này.
Nếu là một tín đồ của đạo Phật, khi đến Chinatown bạn cũng đừng bỏ qua cơ hội tới thăm đền Buddha Tooth Relic nhé! Ngôi chùa năm tầng này có một bảo tàng về lịch sử của Phật giáo. Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng các hạt xá lợi từ răng, mắt… của Phật. Chính vì thế, người Hoa gọi ngôi đền này là chùa Phật Nha.

HÒA MÌNH VỚI THIÊN NHIÊN TẠI VƯỜN THỰC VẬT BOTANIC GARDEN- SINGAPORE

Vườn thực vật singapore mở cửa từ 5 giờ sáng đến 12 giờ tối, vào cửa tự do. Nằm ở Trung tâm thành phố với diện tích hơn 54 ha, nơi đây nổi tiếng bởi việc nghiên cứu, thu thập những loài thực vật và những loài hoa cỏ nhiệt đới quý hiếm. Bên trong vườn có rừng nguyên sinh thiên nhiên và vườn hoa muôn màu muôn sắc rực rỡ. Nguồn thực vật nơi đây vô cùng phong phú và đa dạng, có rất nhiều chủng loại khác nhau. Trong khu vườn, tổng cộng có trên hai vạn loài cỏ kỳ lạ và các loài gỗ quý hiếm khác nhau, chúng được phân thành cây thân gỗ, các loài cây cọ, vườn cây họ trúc, các loài sống dưới nước, các loài thực vật sống trong đầm lầy, các loài dương sỉ và các loài thực vật sa mạc,…


 
Nơi đây còn có Hồ Di Đình là một công trình kiến trúc kiểu Victoria, nơi trồng hơn 1,2 vạn loài hoa lan quý hiếm trên thế giới. Ở khu vườn này, các nhà khoa học đã từng lai tạo thành công cây cao su ba lá vốn dĩ được trồng ở Braxin, từ đó mà những nước Malayxia và Indonesia trở thành những nước trồng và sản xuất cao su chủ yếu.
Vườn thực vật Singapore còn tham gia vào công tác lai ghép các loài thực vật, nhất là công việc nghiên cứu của hoa Hồ Di đã có những thành công đáng kể và khiến cho hoa Hồ Di của Singapore đứng hàng đầu trên thế giới về lượng xuất khẩu. Bên trong vườn thực vật Singapore còn có thư viện lớn.

VƯỜN THÚ ĐÊM NIGHT SAFARI- ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN TẠI SINGAPORE

Địa điểm: 80 Manlai Lake Road Singapore 729826
Đặc điểm: Night Safari là sở thú đêm đầu tiên của thế giới
Giờ Mở cửa: 7g30 tối đến nửa đêm (hàng ngày)
Night Safari là sở thú đêm đầu tiên của thế giới, là một trong những địa điểm thu hút du khách nổi tiếng ở Singapore . Được khánh thành vào năm 1993, Night Safari rộng 40ha, sở hữu trên 900 con thú của 135 loài ngoại lai, được nuôi sống trong điều kiện tự nhiên hoang dã.
Singapore đã tạo Night Safari thành một khu rừng tổng hợp mang đặc thù của nhiều khu rừng khác nhau trên thế giới, như vùng rừng ẩm ướt Đông Nam Á, Himalaya, châu Phi, vùng thung lũng Nepan, đồng hoang Nam Mỹ… Đặc biệt, khi tham quan Night Safri vào buổi tối, du khách còn được xem chương trình các sinh vật của bóng đêm trình diễn thật độc đáo.
Khi hoàng hôn buông xuống, một thế giới khác sẽ hồi sinh. Tại vườn thú đêm Night Safari, bạn có thể tận mắt trông thấy tê giác, nghe thấy tiếng hú của bầy linh cẩu hay ngắm nhìn những cô nàng hươu cao cổ lướt đi bình thản qua khu đất rộng lớn trong bầu không khí tĩnh mịch của màn đêm.
Đi dạo một mình dọc theo đường mòn đi bộ hay thư giãn trên xe điện – cho dù bạn chọn bất kỳ hình thức nào, Night Safari là một chuyến phiêu lưu hoang dã không thể bỏ qua.
 

TƯỢNG MERLION- BIỂU TƯỢNG CỦA SINGAPORE

Tượng Merlion lần đầu tiên được thiết kế như là một biểu tượng của Hiệp hội Quảng bá Du lịch Singapore (STPB) vào năm 1964 - hình ảnh con thú đầu sư tử, mình cá đang cưỡi trên ngọn sóng nhanh chóng trở thành biểu tượng của đảo quốc Singapore trên thế giới.
Trước tiên, khi được đặt tại công viên Merlion bên cạnh cầu Esplanade, tượng Merlion lớn và nhỏ đã trở thành một địa điểm du lịch tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch. Buổi lễ khánh thành tượng được diễn ra vào ngày 15 tháng 12 năm 1972, với sự chủ trì của Ngài Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore lúc bấy giờ.
Ngày nay, tượng Merlion đã được chuyển đến một địa điểm mới cách địa điểm cũ 120m, bên cạnh hộp đêm One Fullerton
Tượng Merlion với chiều cao 8,6m và trọng lượng 70 tấn được đúc bằng xi măng fondue bởi nghệ nhân Singapore quá cố, Ông Lim Nang Seng. Bức tượng Merlion thứ hai có kích thước nhỏ hơn với chiều cao 2m và nặng 3 tấn, cũng do nghệ nhân này thực hiện. Thân tượng được đúc bằng xi măng fondue, lớp áo bên ngoài được làm từ những chiếc dĩa bằng sứ và đôi mắt của Merlion là hai tách trà nhỏ màu đỏ.
Tượng Merlion được thiết kế vào năm 1964 bởi ông Fraser Brunner, thành viên của ủy ban lưu niệm và là người quản lý Bể Cá Van Kleef, đầu sư tử tượng trưng cho con sư tử mà Hoàng tử Sang Nila Utama phát hiện khi ông quay trở lại để khám phá Singapura vào thế kỷ 11 sau Công nguyên, như được ghi chép trong ‘Biên niên sử Malay’. Đuôi cá của Merlion tượng trưng cho thành phố biển cổ xưa Temasek (trong tiếng Java có nghĩa là "biển"), tên gọi của Singapore trước khi Hoàng tử đặt tên mới là "Singapura" (có nghĩa là Thành phố (Pura) Sư tử (Singa) trong tiếng Phạn), và biểu thị cho sự khởi đầu khiêm tốn của Singapore từ một làng chài ven biển.

THĂM NHÀ HÁT SẦU RIÊNG TẠI SINGAPORE

Nhà hát Esplanade trên vịnh Marina là niềm tự hào của người dân đảo quốc sư tử Singapore. Họ gọi nhà hát với cái tên thân mật "Quả sầu riêng" vì thiết kế độc đáo. Tên gọi này cũng tự nhiên trở thành "ngôn ngữ quốc tế".
"Nhà hát sầu riêng" là một trung tâm biểu diễn nghệ thuật "hoành tráng" nhất của đảo quốc Singapore, tọa lạc trên diện tích rộng 6 ha. Nhà hát chính có sức chứa 2.000 chỗ. Ngoài ra còn có một phòng hòa nhạc 1.600 khách. Esplanade có cả studio, thư viện, trung tâm nghệ thuật ngoài trời dành cho những buổi biểu diễn cuối tuần (chứa được khoảng 1.000 người trong đó có 200 chỗ ngồi), bãi đỗ xe ngầm, trung tâm thương mại, ẩm thực, khách sạn và trung tâm hội nghị quốc tế...
Công trình được thực hiện bởi hai công ty kiến trúc là Michael Wilford & Partners (có trụ sở chính tại London) và DP Architects (Singapore). Trong bản thiết kế đầu tiên được giới thiệu trước công chúng năm 1994, tòa nhà có những lớp kính trang trí xung quanh. Thiết kế này đã bị chê bai vì dễ gây hiệu ứng nhà kính, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Singapore. Chính vì vậy, Giám đốc DP Architects đã áp dụng một vài thay đổi. Giải pháp tạo "bóng mát" đã được sử dụng, đó là dùng vật liệu nhôm có sơn phủ, cách điệu thành những hệ mái nhỏ. Nhờ thế, nhà hát có dáng vẻ tương tự như quả sầu riêng. Và cái tên "Nhà hát sầu riêng" bắt nguồn từ đó
"Nhà hát sầu riêng" mở cửa ngày 12/10/2002. Kinh phí đầu tư xây dựng ước tính khoảng 1 tỷ đô la Singapore. Nhà hát chính có sân khấu lớn nhất Singapore với kích thước 39 x 23 m. Với 4 tầng, gần 2.000 chỗ ngồi, nhưng tầm nhìn của khán giả sẽ không bị ảnh hưởng bởi hàng ghế xa nhất chỉ cách sân khấu khoảng 40 m. Phòng hòa nhạc có thể chứa được chừng 120 nhạc công một lúc. Nơi đây thường xuyên tổ chức những buổi biểu diễn mang tầm cỡ quốc tế. 84 máy tính được huy động để điều khiển hệ thống cửa ra vào. Mỗi cánh cửa có trọng lượng từ 3 đến 11 tấn, cánh lớn nhất có chiều cao 10,5 m, cánh nhỏ nhất là 2,2 m. Để phục vụ cho hoạt động, nhà hát có 4.470 ống kỹ thuật, với 610 điểm nối khác nhau.
Một studio nhỏ có thể chứa được 250 người là không gian lý tưởng cho những màn trình diễn phạm vi nhỏ, cũng như các buổi thuyết trình và gặp gỡ thân mật. Ngoài ra, còn có một sân khấu nhỏ khác, dành cho hơn 200 người, thích hợp cho các buổi tập của những nghệ sĩ sẽ biểu diễn trong sân khấu chính.
Khách du lịch đến Singapore hầu như đều không bỏ qua cơ hội thăm Esplanade vào tất cả các ngày trong tuần. Mỗi tour kéo dài 45 phút với giá vé cho người lớn là 8 đô la Singapore và trẻ em là 5 đô la Singapore.

QUAN SÁT ĐẢO QUỐC SƯ TỬ TỪ TRÊN CAO VỚI VÒNG ĐU QUAY SINGAPORE FLYER

Nằm ở Vịnh Marina, đu quay Singapore tương đương với độ cao của tòa nhà 42 tầng. Đứng ở độ cao chóng mặt 165m, bạn sẽ cảm nhận được cảnh vật tuyệt đẹp của bầu trời Singapore: Vịnh Marina kỳ vĩ, những tòa nhà chọc trời, màu xanh của rừng nhiệt đới và những ánh đèn không ngừng nhấp nháy trên bầu trời huyền ảo.
Singapore Flyer đã được công nhận là đu quay lớn nhất thế giới hiện nay, có độ cao tương đương với độ cao của một cao ốc 42 tầng, lớn hơn cả đu quay London Eye nổi tiếng tại nước Anh. Đu quay này khá bề thế, với 28 cabin chở khách. Mỗi cabin có kích cỡ tương đương một chiếc xe buýt lớn, có máy lạnh, chứa được 28 người/lượt. Mỗi vòng quay của bánh xe đu kéo dài đúng 30 phút nên cứ mỗi giờ bánh xe đu quay tải được khoảng 1.000 người lên độ cao 165m để ngắm cảnh thành phố với tầm nhìn xa tới 45km. Cũng do cabin lớn như vậy nên du khách có thể đi lại trong cabin mà ngắm cảnh từ nhiều góc độ của thành phố Singapore. Nhờ đó khách chơi đu không có cảm giác chóng mặt, không cảm thấy cabin bị lắc, xóc khi vận hành lên cao.
Lý tưởng nhất là bạn lên đu quay vào thời điểm hoàng hôn, để kịp ngắm cảnh mặt trời lặn tại đảo quốc này. Thật tuyệt vời khi ở độ cao 165m, bạn thỏa thích phóng tầm mắt vượt khỏi những cao ốc đèn sáng lung linh trong màn đêm, trải nghiệm cảm giác an nhiên tự tại từ trên cao.
Vào những ngày đẹp trời và nếu có thị lực tốt, bạn còn có thể phóng tầm mắt sang tới Malaysia và Indonesia - hai quốc gia láng giềng của Singapore

PHỐ CỔ HÀ NỘI- DI SẢN TƯỢNG TRƯNG CHO CỐT CÁCH LINH HỒN CỦA THỦ ĐÔ NGÀN NĂM VĂN HIẾN

Khu phố cổ Hà nội là một di sản kiến trúc quí báu mang đậm bản sắc truyền thống văn hoá của dân tộc, là niềm tự hào và xứng đáng tượng trưng cho cốt cách linh hồn của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Nằm ngay cạnh hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ Hà Nội bao gồm 76 tuyến phố, được xác định bởi: phía bắc là phố Hàng Đậu; phía tây là phố Phùng Hưng; phía nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía đông là đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.
 Với tổng diện tích khoảng 100ha, khu phố cổ Hà Nội được hình thành từ thế kỷ 11 và có bề dày gần một nghìn năm lịch sử của một khu đô thị buôn bán sầm uất, tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành nên những phố nghề đặc trưng mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh kinh thành Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình khiến các phố nghề ngày càng phát triển. Phố nào cũng ồn ào, náo nhiệt cảnh mua bán, lao động như một làng nghề thu nhỏ. Và sản phẩm được buôn bán đã trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước như Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối... Chính vì vậy người Việt quen gọi Hà Nội là Hà Nội 36 phố phường với ý nghĩa phường là nơi tập trung những người làm cùng một nghề thủ công, bán cùng mặt hàng theo kiểu “buôn có bạn, bán có phường”.
Một đặc trưng nữa của khu phố cổ Hà Nội là kiến trúc nhà cổ với nhà dạng ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán. Những ngôi nhà này chủ yếu được xây dựng vào thế kỉ 18-19. Người Hà Nội đã bố cục khéo léo hệ thống các phòng, gác lửng, sân trong đáp ứng nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Nhờ thế mà tuy không lớn nhưng mỗi ngôi nhà cổ Hà Nội vẫn có diện tích dành làm nơi bán hàng, làm hàng, nơi thờ cúng, tiếp khách, nơi ngủ, hóng mát… 
Đến với khu phố cổ Hà Nội, du khách dù khó tính đến đâu cũng vẫn bị hấp dẫn bởi những giá trị văn hoá chứa đựng trong khoảng 100 công trình kiến trúc lâu đời gồm đình, đền, chùa, hội quán. Điển hình trong các di tích lịch sử và văn hoá này là ngôi đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, được coi là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long.

Nhiều người nước ngoài lần đầu tiên tới phố cổ Hà Nội sẽ cảm thấy hơi lo lắng khi đi giữa những dãy phố mang những cái tên na ná, nằm ngang dọc với các cửa hàng bán những sản phẩm cùng chủng loại, những hàng ăn hai bên đường tấp nập kẻ vào người ra, hay hòa vào dòng người và xe cộ đi lại như mắc cửi. Nhưng rồi cảm giác đó dần dần qua đi, thay vào đó là sự yêu mến da diết khi họ nhận ra cuộc sống của con người Hà Nội đầy náo nhiệt, đầy sức sống, không ngừng chuyển động nhưng cũng rất nên thơ. Họ như bị cuốn vào một xứ sở bất tận của các món ăn, từ món ăn truyền thống như bún chả, phở, bún cá…trong các quán nhỏ trên vỉa hè đến các gánh hàng rong bán trứng vịt lộn, bánh rán, bún ốc, bún đậu mắm tôm…
 Cứ vào dịp cuối tuần, khi màn đêm buông xuống, tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân kết nối với chợ đêm Đồng Xuân đã tạo thành một không gian đi bộ phố cổ về đêm dài gần 3km. Đây thực sự đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, khai thác được nét văn hóa phố cổ đồng thời tạo điều kiện cho du khách khám phá Hà Nội về đêm. Hòa vào dòng người đi bộ trong không gian phố cổ và mua sắm hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng tại những sạp hàng dựng trong tuyến phố mới cảm nhận được sức hấp dẫn của chợ đêm và phố cổ về đêm.
 Ngay cạnh những dãy hàng náo nhiệt người ta vẫn cảm nhận được một đêm phố cổ trầm mặc qua những căn nhà nhỏ lô xô nằm nép mình vào nhau gợi lên cảm giác xa xưa, hoài cổ. Đặc biệt vào tối thứ 7 hàng tuần, các hoạt động văn nghệ dân gian như hát chèo, hát xẩm, ca trù, quan họ… do Hội Nhạc sỹ Việt Nam tái hiện càng làm tăng thêm nét cổ kính và riêng có của phố cổ Hà Nội.
Khu phố cổ Hà Nội với những ngôi nhà ống nhỏ nhắn xinh xắn, những con đường tấp nập người đi, những đền chùa mái cong mềm mại, cả những không gian, âm thanh hay hương vị độc đáo của các món ăn... tất cả đã làm nên một vẻ đẹp mà chỉ Hà Nội mới có.
Giá trị di sản phố cổ Hà Nội
Cùng với Hoàng thành, khu phố cổ Hà Nội là hiện hữu của Kinh thành Thăng Long xưa, mang hồn thiêng khí phách lịch sử dân tộc, là một di tích vô cùng quý giá của thủ đô Hà Nội và của cả nước.
Năm 1010, trung tâm Hà Nội cổ được nhà Vua Lý Thái Tổ đánh giá trong "Chiếu dời đô" là "ở giữa khu vực trời và đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi". Với sẵn một vùng kinh tế – cư dân – nơi "hội họp của bốn phương", kinh kỳ Thăng Long chính thức được hình thành, với tổng thể "Tam trùng thành quách" là quy hoạch kiến thiết của đô thị cổ Hà Nội.
Trung tâm thương mại của Thăng Long, lấy cửa Đông, sông Tô, sông Hồng làm giới hạn, là vùng sầm uất nhất Kinh thành, ở đây tập trung nhiều phố phường, chợ bến, kết hợp với khu vực buôn bán, các phường thủ công ngày càng phát triển.   Trải qua quá trình lịch sử, các thành tố đơn lẻ của phố cổ Hà Nội có bị thay đổi, các niên đại xây dựng không sớm, nhưng không thể phủ nhận giá trị lịch sử và quá trình hình thành, phát triển nghìn năm văn hiến. Về tổng thể khu vực này vẫn bảo lưu được cơ cấu không gian đô thị của một khu phố cổ, vẫn giữ được chức năng xã hội với vai trò là một trung tâm thương mại, các tuyến phố, hệ thống chợ, các công trình di tích kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, các nhà ở có giá trị kiến trúc, phương thức tổ chức không gian sống, sinh hoạt, các lễ hội truyền thống, nếp sống, thanh lịch của người Hà Nội hàng ngày diễn ra trong không gian khu phố cổ Hà Nội.
Trên cơ sở khoa học và thực tiễn, khu phố cổ Hà Nội đã được xếp hạng là "Di tích lịch sử khu phố cổ Hà Nội".
Giá trị văn hoá của phố cổ Hà Nội
Nói đến lịch sử hình thành, quá trình phát triển "Thăng Long- Hà Nội" không thể không nói đến khu phố cổ Hà Nội. Ngày nay, không chỉ nhân dân Việt Nam mà cả bạn bè quốc tế cũng quan tâm đến khu phố cổ Hà Nội, coi đó là một di sản văn hoá, một đặc trưng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Khu phố cổ Hà Nội – khu 36 phố phường là một nhân tố quan trọng, một phần để nhận diện bản sắc văn hoá đô thị Hà Nội.
Khu 36 phố phường xưa cùng với Hoàng thành làm nên kinh kỳ Thăng Long nổi tiếng là "ngàn năm văn hiến" "Thứ nhất kinh kỳ thứ nhì phố Hiến", với các hoạt động, đời sống sôi động, đây không chỉ là một trung tâm kinh tế mà còn là một trung tâm văn hoá đa dạng đó là các giá trị văn hoá phi vật thể như lễ hội truyền thống trong các di tích lịch sử, văn hoá, ứng xử nếp sống thanh lịch của người Hà Nội xưa cùng với sự hiện diện của văn hoá nghề thủ công truyền thống còn ghi dấu lại bằng các tên phố, các di tích tổ nghề, bằng các hoạt động buôn bán, sản xuất hiện hữu còn thể hiện trên phố.  
Giá trị kiến trúc của khu phố cổ Hà Nội
Tổng thể khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc với khối không gian nhỏ bé, hình thức kiến trúc mặt đứng, tuyến phố, ngôi nhà đặc biệt là các lớp mái ngói "lô xô" với các hoạ tiết trang trí truyền thống của Việt Nam, tạo nên một tổng thể cảnh quan kiến trúc đặc trưng của đô thị cổ tiêu biểu với kiến trúc truyền thống của người Việt đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của văn hoá dân tộc Việt. Đây cũng là đặc trưng cho một đô thị cổ Châu Á.
Giá trị di sản của tổng thể kiến trúc đó là ý tưởng khởi nguyên của việc xây dựng Kinh thành Thăng Long cùng với Hoàng thành, khu phố cổ Hà Nội giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ cấu đô thị đặc thù của Kinh đô Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.
Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, những thành tố đơn lẻ của phố cổ bị thay đổi, mang dấu ấn của kiến trúc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhưng về tổng thể vẫn bảo lưu được cơ cấu không gian đô thị của một khu phố cổ truyền thống. Đồng thời với sự phát triển qua quá trình lịch sử "khu 36 phố phường" Hà Nội là đặc trưng của một quần thể kiến trúc truyền thống Việt Nam, với hình thái kiến trúc mà phản ánh vào nó là các dạng kiến thức kiến trúc của các thời kỳ lịch sử của thủ đô Hà Nội. Đặc điểm dân gian thể hiện rất rõ trong cách tổ chức khu phố trên cơ sở đơn vị, phường nghề với phương thức sản xuất, tổ chức xã hội và các thiết kế văn hoá, tín ngưỡng, cách thức xây dựng có nguồn gốc từ nông thôn. Phố xuất hiện sau phường do nhu cầu trao đổi thương nghiệp tăng dần. Phố là một bộ phận của phường đồng thời phố là thành phần liên kết các phường khác nhau trong mối quan hệ tương hỗ và tạo nên một mạng lưới đường - đó là cấu trúc đô thị.
Tổng thể khu phố cổ Hà Nội là một khu phố thị dân gian, là trung tâm sinh hoạt cộng đồng quan trọng của thủ đô Hà Nội. Đặc điểm dân gian thể hiện trong cách tổ chức xây dựng phường, phố và công trình kiến trúc, trong đó có sự hoà trộn đồng thời của những yếu tố, chức năng kinh tế, xã hội, văn hoá, tín ngưỡng, tạo nên những giá trị riêng biệt, độc đáo của một cấu trúc hình thái không gian đô thị sống động. Đó là dạng cấu trúc đô thị truyền thống Việt Nam điển hình, được hình thành trên cơ sở mô hình kết hợp chức năng vốn là một đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất phương đông trong quá khứ. Kiến trúc truyền thống phố cổ Hà Nội là sự kế thừa và phát triển tinh hoa văn hoá nhà ở dân gian truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, nền văn hoá sông Hồng, văn minh lúa nước, phù hợp với điều kiện đô thị truyền thống Việt Nam, hình thành từ trong lịch sử và cách thức xây dựng có nguồn gốc từ nông thôn.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, khu phố cổ Hà Nội luôn có sức sống riêng để tồn tại, thích nghi và phát triển, vừa bảo lưu được những nét riêng độc đáo, đó là mạng lưới đường phố, ngõ nhỏ có hình thái tự nhiên, cách phân chia bố cục mặt đứng kiến trúc đường phố tạo nên vẻ đẹp hài hoà của không gian kiến trúc với những đặc tính động luôn thay đổi khá bất ngờ, độc đáo. Phố cổ Hà Nội là một giá trị di sản vô cùng quý báu cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống đô thị hiện đại, là tấm gương phản chiếu lịch sử, kiến trúc và đời sống đô thị Hà Nội qua các thời kỳ.
Phố cổ Hà Nội luôn gắn liền với cuộc sống, vận động phát triển của kinh đô Thăng Long xưa, Hà Nội ngày nay, đã trở thành khái niệm, ấn tượng sâu sắc về giá trị văn hoá không chỉ riêng với người Hà Nội mà còn đối với bạn bè trong và ngoài nước đã một lần tới thăm phố cổ.

NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI- CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO

Nhà hát lớn Hà Nội là một công trình lớn mà Chính quyền thực dân Pháp đã xây dựng trong những năm đầu thế kỷ XX. Nó được bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 1901 và hoàn thành vào năm 1911.
Nơi chúng ta ngồi xưa kia là một vùng đầm lầy thuộc đất của hai làng Thạch Tần và Tây Luông thuộc Tổng Phúc Lân Huyện Thọ Xương. Vào năm 1899 hội đồng thành phố nhóm họp dưới quyền chủ tọa của Richard – là Công sứ Hà Nội đề nghị lên tòan quyền Fourer cho xây Nhà Hát.
Tác giả đồ án thiết kế là hai kiến trúc sư Harlay và Broyer. Bản thiết kế này phải sửa đổi nhiều bởi sự góp ý của nhiều kiến trúc sư.
Công trình được khởi công vào ngày 7 tháng 6 năm 1901, dưới sự giám sát kỹ thuật của thanh tra đô thị - kiến trúc sư Harlay – một trong hai tác giả thiết kế. Người phụ trách thi công là hai ông Travary và Savelon.
Việc san lấp mặt bằng diễn ra rất vất vả. Hàng ngày có 300 công nhân làm việc, 35000 cọc tre được đóng với khối bê tông dày 90 cm. Công trình phải sử dụng hơn 12000m3 vật liệu, gần 600 tấn gang thép. Công trình chiếm diện tích 2600m2, chiều dài công trình là 87m, chiều rộng là 30m, điểm cao nhất của công trình so với mặt đường là 34m. Mặt trước của công trình rất bề thế, có nhiều bậc trông ra quảng trường rộng ( Nay gọi là quảng trường Cách mạng tháng 8 ), Những bậc thềm chạy dài trước Nhà hát trước đây để đón thẳng các xe của các quan chức thuộc địa đến xem.
Những người thiết kế công trình đã tìm tòi tham khảo kiểu kiến trúc cổ Hy Lạp Coranhtơ kết hợp với kiểu lâu đài Tuylory và nhà hát Opera Paris để tạo nên một khối kiến trúc riêng biệt.
Bên trong nhà hát trước đây có sân khấu rộng và một phòng khán giả chính có diện tích 24x24m, ngày đó chứa được 870 chỗ ngồi, ghế ngồi bọc da, một số chỗ bọc bằng nhung. Tầng giữa có nhiều phòng nhỏ dành cho khán giả có vé riêng. Cầu thang giữa lên tầng hai là một sảnh chính rộng. Cầu thang phụ và hành lang ở hai bên. Phía sau nhà hát là một phòng quản trị, có 18 buồng cho diễn viên hoá trang, 2 phòng tập hát, 1 thư viện và phòng họp. Phía mặt trước trên tầng II là phòng gương rất lộng lẫy. Kinh phí xây dựng Nhà hát được duyệt vào lúc đó là 2.000.000 Frăng Pháp.
Nhà hát lúc đó được sử dụng là nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật cố điển như Opera, nhạc thính phòng, kịch nói... phục vụ cho tầng lớp quan lại thượng lưu người Pháp và một số ít người Việt giàu có. Lịch biểu diễn thời đó một tuần có 4 lần vào thứ ba, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật.
Nhà hát Lớn hà Nội có một giá trị rất lớn về mặt lịc sử, kiến trúc và giá trị dử dụng. Nó là bằng chứng lịch sử của sự phát triển văn hóa và xã hội của Hà Nội và Việt nam thừoi kỳ Pháp thuộc, là một di tích của một giai đoạn phát triển kiến trúc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nhà hát Lớn Hà Nội và Quảng trường Nhà hát là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại gắn liền với cuộc Cách mạng tháng 8 và những năm đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
-          Ngày 17/8/1945 tại quảng trường Nhà hát đã diễn ra cuộc mít tinh ra mắt mặt trận Việt Minh.
-          Ngày 29/8/1945 đàon quân giải phóng Việt Bắc về Hà Nội ra mắt tại quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội.
-          Ngày 16/9/1945 tại quảng trường Nhà hát đã diễn ra tuần lễ vàng.
-          Đầu tháng 10/1945 tổ chức ngày Nam Bộ kháng chiến tại quảng trường Nhà hát.
-          Ngày 5/3/1945 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa họp khóa đầu tiên tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
-          Ngày 2/9/1946 mít tinh kỷ niệm 1 năm chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa và đó cũng là ngày Bác Hồ lần đầu tiên đặt chân vào Nhà hát Lớn Hà Nội.
-          Ngày 28/10/1946 quốc hội họp khóa II thông qua Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa và kể từ đó Nhà Hát Lớn Hà Nội là nơi Quốc hội họp kỳ thứ nhất, thứ hai, thứ tư và mấy khóa kế tiếp cho đến ngày có Hội trường Ba Đình.
-          Nhà hát Lớn Hà Nội là nơi đã chứng kiến những giây phút hòa bình đầu tiên trên đất nước của chúng ta, là một nhân chứng cách mạng của Thủ đô Hà Nội. Từ đó đến nay Nhà hát luôn luôn là trung tâm của các cuộc họp, hội nghị mít tinh quan trọng và các buổi biểu diễn mang tính nghệ thuật cao của các đòan nghệ thuật trong nước và quốc tế.
Trải qua gần một trăm năm sử dụng, Nhà hát đã bị xuống cấp rất nhiều. Các không gian bên trong: từ trang trí, vật liệu, màu sắc, tiện nghi phục vụ đến các thiết bị kỹ thuiật quan trọng dành cho Nhà hát đều đã ngày càng cũ kỹ lạc hậu, không còn đúng với các tiêu chuẩn của các cuộc trình diễn mang tính Quốc tế. Về không gian bên ngoài Nhà hát ngày càng xuất hiện nhiều công trình không phù hợp dễ phá vỡ không gian kiến trúc của Nhà hát. Vì vậy Nhà hát Lớn Hà Nội cần được nâng cấp và cải tạo một cách sâu rộng hơn, đầy đủ hơn để đáp ứng vai trò là một trung tâm văn hóa tiêu biểu không chỉ của Hà Nội, của cả nước mà còn là của cả khu vực Đông Nam Á.
Nhà hát lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc có một không hai với những giá trị kiệt xuất về lịch sử, văn hoá, kiến trúc và mỹ thuật. Một thành phần hiếm có của đô thị và kiến trúc thủ đô góp phần tạo lập bộ mặt đất nước ta ngày nay trong lĩnh vực văn hoá, tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự mở rộng giao lưu văn hoá, trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội hiện nay, đặc biệt trong công cuộc chấn hưng văn hoá dân tộc.
Kiến trúc nhà hát  
Nhà hát lớn Hà Nội được xây cất phỏng theo mẫu của Nhà hát Opera Paris, nhưng tầm vóc nhỏ hơn, các vật liệu sử dụng được thay đổi theo những điều kiện kinh tế và khí hậu địa phương, đồng thời mang nhiều màu sắc , đường nét kiến trúc của các Nhà hát ở miền Nam nước Pháp . Cách tổ chức mặt bằng, loại hình móng ngựa cho phòng lớn, lối vào sảnh, cầu thang chính và việc tổ chức các không gian phục vụ sân khấu của  Nhà hát lớn Hà Nội đều giống như các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ XX.     
Sảnh chính:     Là nơi đầu tiên đón khách đến Nhà hát, đựoc lát đá chất lượng cao được đưa từ Italia có mầu sắc phù hợp với không gian và qui mô của sảnh tạo cảm giác như một tấm thảm lớn. Hệ thống đèn chùm nhỏ treo  trên tường được mạ đồng theo kiểu cổ. Đèn chùm treo trên cao được mạ một lớp vàng theo công nghệ mới.
    Phòng Gương:     Phòng gương là phòng lễ nghi quan trọng thường xuyên đón tiếp các nhân vật cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nguyên thủ quốc gia. Nơi diễn ra lễ ký kết các văn kiện quan trọng của Chính phủ. Ngoài ra phòng gương còn là nơi biểu diễn các chương trình nghệ thuật thính phòng + Họp báo và tiến hành các Hội nghị mang tính chất nhỏ. Sàn Phòng gương được phục chế hoàn toàn theo kỹ thuật Mozaic. Đá lát sàn phòng gương được đưa từ Italia sang do thợ lành nghề của Italia hướng dẫn ghép từng viên bằng tay để đảm bảo độ tinh tế của công trình.
Trần phòng gương được phục chế theo nguyên bản bởi những nghệ nhân từ Vơnidơ. Đèn chùm pha lê và đèn treo các góc mang phong cách cổ điển Pháp. Bàn ghế trong Phòng gương được thiết kế theo kiểu cổ, phong cách Pháp cuối thế kỷ XIX. 
Phòng khán giả:     Bên trong Nhà hát có sân khấu rộng và một phòng khán giả rộng 24x24m, có tổng số ghế cả ba tầng là 598 ghế. Sàn phòng khán giả được lát bằng gạch chất lượng cao và trải thảm chống cháy. Ghế ngồi được thiết kế theo phong cách cổ điển Pháp thế kỷ XIX. Trần bên trên phòng khán giả do các hoạ sỹ Pháp vẽ. Đèn chùm đựợc dát một lớp vàng theo công nghệ mới. Đèn gắn trên tường làm bằng đồng theo kiểu cổ.