Translate

Hot Line

Ms Lan +84.94362.7667 Ms Thảo +84.94462.7667

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM - ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN CHO NGÀY CUỐI TUẦN

Đường Lâm, một ngôi làng Việt cổ còn tồn tại với nguyên vẹn những giá trị của bản sắc phi vật thể và vật thể hòa quyện vào nhau qua hàng thế kỉ. Và dường như những thay đổi, những biến động của cuộc sống hiện đại bên ngoài kia vẫn chưa thể nào chạm đến linh hồn của ngôi làng.

Cách Hà Nội khoảng chừng 50km, nên du khách tới Đường Lâm thường đi trong ngày. Để tiện tham quan hết làng cổ. Quần thể di tích làng cổ Đường Lâm gồm 5 thôn là: Mông Phụ, Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp và Cam Lâm. Trong đó thôn Mông Phụ được xác định là trọng tâm du lịch. 
LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM - ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN CHO NGÀY CUỐI TUẦN

Hấp dẫn từ những căn nhà cổ….

Điểm hấp dẫn nhất của Đường Lâm là những căn nhà cổ được xây bằng đá ong, có lịch sử khoảng 300-400 năm. Ở đây, từ nhà ở đến cổng ngõ, cổng làng, giếng nước, đều sử dụng đá ong. Chính điều này đã tạo nên một quần thể kiến trúc vô cùng đặc sắc. 
LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM - ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN CHO NGÀY CUỐI TUẦN 3
Bên cạnh những ngôi nhà cổ thì đình làng Mông Phụ cũng làm người đến, người đi ấn tượng khó quên. Đình được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông), là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Tương truyền rằng: Đình Mông Phụ đặt trên đầu một con rồng mà giếng làng chảy tràn tỏa ra hai bên là hai mắt, sân đình đào thấp hơn so với mặt bằng xung quanh. Khi mưa xuống, nước từ ba phía ào ạt đổ vào, từ từ thoát ra theo hai cống nhỏ chạy dọc theo nách đình. Từ xa nhìn lại, trong mưa, hai rãnh nước vẽ nên hai râu rồng vừa thật lại vừa ảo, thể hiện ý tưởng sinh tài lộc theo triết lý “tụ thủy sinh tài” của người xưa... Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng một đến mùng mười tháng Giêng âm lịch với các trò như thi lợn thờ, thi gà thờ...

Đến cảnh sắc thiên nhiên

Sau chuyến tham quan các di tích, du khách quay về dưới gốc cây đa đầu làng uống bát nước chè xanh, nhâm nhi miếng kẹo dồi hay thưởng thức những đặc sản dân dã, ngon miệng như bánh giò Phù Nhi, bánh tẻ, bánh đúc ở chợ Mía, bún lá chấm tương... Những món đồng quê tưởng chừng dân dã, bình dị ấy nhưng ngon mãi trong ký ức của đứa trẻ thị thành lần đầu về với làng cổ. 
LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM - ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN CHO NGÀY CUỐI TUẦN 2
Chính sự hấp dẫn mộc mạc của đất và người làng cổ Đường Lâm, cộng với những giá trị văn hóa to lớn của làng Việt cổ ấy, nên khách du lịch đến thăm quan nơi đây mỗi ngày một tăng.

Đường Lâm- Những giá trị cần được bảo tồn

Ngoài giá trị vật thể, giá trị của làng cổ Đường Lâm còn nằm ở việc bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể. Hiện nay, ở làng còn bảo lưu được các lễ hội, phong tục tôn vinh các vị anh hùng dân tộc; lưu giữ được trên 2.000 trang văn bản Hán Nôm ghi chép thần phả của các làng, gia phả các dòng họ, gia đình, các tác phẩm văn học, văn hóa, y học, cùng với các bia ký, hoành phi, câu đối, văn tự trên các bản khắc gỗ ở các di tích, các truyền thuyết, cổ tích, tục ngữ, ca dao, dân ca. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét