Translate

Hot Line

Ms Lan +84.94362.7667 Ms Thảo +84.94462.7667

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

TÌM HIỂU NHỮNG NGỌN THÁP QUANH HỒ GƯƠM

Mỗi cây tháp quanh hồ Gươm mang một ý nghĩa và dáng vẻ khác nhau, thậm chí đến trái ngược, nhưng đã kết hợp lại, tôn vinh nhau để trở thành một tác phẩm kiến trúc đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc dân tộc.
  1. Tháp Hoa Phong
Bên bờ nam hồ Hoàn Kiếm, phía đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay còn lại một ngôi tháp mang vẻ rêu phong cổ kính như đồng hành với thời gian. Đó là tháp Hoà Phong. Tháp Hoà Phong mang vẻ đẹp và tâm hồn của người Hà Nội đã hơn 200 năm, mà ít người biết về ngọn nguồn của ngôi tháp gạch này và lịch sử gắn liền với một ngôi chùa bên bờ hồ Hoàn Kiếm mà nay đã vang bóng một thời.
Tầng một có 4 mặt trổ 4 cửa vòm, trên mỗi cửa ghi tên hiệu: Báo Ân Môn - Báo Nghĩa Môn - Báo Đức Môn - Báo Phúc Môn.
Tầng hai, 4 góc xây trụ vuông đặt tượng 4 con nghê, nối liền nhau bằng đường viền hồi văn giao hóa.
Tầng ba có khắc 3 chữ “Hòa Phong Tháp”, trên đỉnh cao trang trí một hình bầu hồ lô.
Ngày nay, tháp như một chứng tích của Thu đô ngàn năm văn hiến. Người người sáng chiều qua lại đã bao đời bên tháp. Những hàng liễu rủ bóng như tôn thêm cho vẻ đẹp của tháp cổ. Thời gian cứ trôi và ngôi tháp vĩnh hằng làm một chứng tích cho tâm hồn và lịch sử của đất và người Hà Nội.
  1. Tháp Bút
Tháp Bút ở Hồ Gươm là một ngọn tháp bằng đá cao năm tầng, được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu, nằm ở phía ngoài lối vào cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn. Tháp dựng trên ngọn núi do đá xếp, đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có năm tầng, cao 28m. Đỉnh là một ngòi bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9m. Trên thân ba tầng giữa có khắc theo chiều dọc ba chữ Tả Thanh Thiên mang nghĩa "Viết lên trời xanh"...
Cụm kiến trúc Tháp Bút biểu dương văn chương, nhưng đồng thời cũng để biểu dương võ công của chúa Trịnh trong việc dẹp cuộc khởi nghĩa của quận Hẻo Nguyễn Danh Phương.
  1. Tháp rùa
Tháp Rùa là một ngọn tháp nhỏ nằm trên gò đảo giữa Hồ Gươm, lui về phía nam hồ. Ngọn tháp kết hợp phong cách kiến trúc Châu Âu với hàng cửa cuốn gô-tích hai tầng dưới nhưng phần mái cong giữ quy thức kiến trúc Việt Nam.
Với sự giao thoa giữa hai lối kiến trúc là kiến trúc Pháp và kiến trúc bản địa tạo nên nét đẹp độc đáo, riêng biệt của Tháp Rùa. Điều quan trọng nhất là Tháp Rùa đã, đang tồn tại không chỉ là hiện hữu mà còn là tinh thần của người dân Hà Nội nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung.
Tương truyền, năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông Nguyễn Ngọc Kim, tục gọi là Bá hộ Kim xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. Vì vị trí đẹp giữa hồ, tháp biến thành thắng tích Hà Nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét