Translate

Hot Line

Ms Lan +84.94362.7667 Ms Thảo +84.94462.7667

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

TRẨY HỘI CHÙA HƯƠNG - NÉT ĐẸP VĂN HÓA NGÀY ĐẦU NĂM

Vào những ngày đầu năm, khi mà hơi ấm của Tết cổ truyền còn lan tỏa, việc đi hành hương đến chùa Hương dường như là điều mà mọi người dân Việt đều muốn làm với hy vọng cầu trời phật ban cho may mắn trong một năm.
Lễ hội chùa Hương kéo dài từ Mồng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm Lịch, và cao điểm là từ rằm tháng Giêng đến hết ngày 20 tháng 2 AL, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương trong sắc trắng hoa mơ mọc khắp núi rừng Hương Sơn.
TRẨY HỘI CHÙA HƯƠNG
Trẩy hội chùa Hương
Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km. Chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp vừa thiên nhiên, vừa nhân tạo bao gồm núi, đồi, hang, động, suối rừng, chùa tháp... mà đẹp nhất là động Hương Tích, vốn được bình chọn là danh lam thắng cảnh của Việt Nam.

Hội chùa Hương- nét đẹp văn hóa dân tộc

“Hôm qua em đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương…”
Lễ hội Chùa Hương vẫn là một nét đẹp không thể thiếu trong phong tục tập quán của người Việt, bởi đây là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thông dân tộc, cũng là hành trình trở về với cõi Phật.
TRẨY HỘI CHÙA HƯƠNG
Hội chùa Hương- nét đẹp văn hóa dân tộc
Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba: Theo truyền thuyết thì ở vùng “linh sơn phúc địa này “vào thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào tu hành 9 năm, đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh (ngày phật đản là ngày 19 tháng Hai hàng năm theo Lịch Âm). Bởi vậy mà hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.
Cũng như những lễ hội khác, lễ hội chùa Hương cũng chia thành 2 phần riêng biệt: Lễ và Hội. Tuy nhiên, phần Lễ thực hiện rất đơn giản, nghiêng về chất "thiền". Lễ dâng hương sẽ được thực hiện ở Chùa Trong gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Nét thanh tịnh của miền đất Phật đã tạo cho con người, cảnh vật hòa lẫn vào không gian khi vào hội.

Quần thể Hương Sơn- kỳ quan của đất nước

Trước hết phải ghi nhận chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng. Tạo hóa khéo bày đặt ở vùng này những dãy núi đá gồ ghề bên cạnh sự mềm mại của các dòng suối. Màu sắc xám đanh, già dặn, dãi dầu của đá trơ ra bên màu xanh non tơ của cây lá. Quần thể núi non tạo ra những dáng hình kỳ thú. Dáng núi tựa hai con rồng đá tranh hòn Ngọc ốc ở cánh đồng Đục Khê. Núi nổi trên cánh đồng nước ở gần đền Trình tạo thành hình bốn con vật (rồng, sư tử, rùa, phượng) linh thiêng trong tâm thức người Việt. Lại có núi ông Sư và Vãi, núi Mâm Xôi, núi Con Gà. Tuyến Tuyết Sơn có dãy núi như chiếc thuyền rồng, như đầu sư tử.
Quần thể Hương Sơn- kỳ quan của đất nước
Sự hấp dẫn của Hương Sơn không chỉ ở bề ngoài, mà còn ở bên trong. Đó là vẻ đẹp sâu lắng, giàu triết lý dân gian của các hang động. Du khách đến chùa Hương có cái thú ngồi thuyền chiêm ngưỡng bầu trời, cảnh bụt, khoái cảm nhìn sông ngắm núi như thấy một góc của non sông đất nước vừa thơ, vừa thực thu gọn trong tầm mắt và cũng ảo huyền như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh.
Sau đấy là thú vui trèo núi, thật dân dã trong tay cây gậy lụi, cứ theo con đường núi lấm tấm hoa dại, lây lan thơm gợi mùi hoài cổ, lạ lẫm một dáng cây, thoảng nghe tiếng chim rừng, uống một bát chè lão mai, ăn một quả mơ đặc sản của Hương Sơn, thật như ngỡ mình đang thoát thực để tận hưởng đến viên mãn cái đẹp của thiên nhiên đất nước, để thêm yêu cuộc đời.
Du khách đến chùa Hương có nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích tích cực nhất là đến chùa Hương đồng nghĩa đến với cái thiện, cái đẹp, phản ánh sự khao khát của con người hướng tới ước vọng tự hoàn thiện bản thân mình. Yếu tố này tạo nên sắc thái văn hóa du lịch của hội chùa Hương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét