Translate

Hot Line

Ms Lan +84.94362.7667 Ms Thảo +84.94462.7667

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

THĂM BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC - KHÁM PHÁ KHO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM


Bạn không cần lên tận Hà Giang mới biết nếp sinh hoạt của người Tày, không cần vào Nghệ An để gặp người Chứt, cũng không cần đến Tây Nguyên mới hiểu được về phong tục của người Êđê… Ở ngay trong lòng thủ đô Hà Nội, với một chuyến tham quan khoảng 2 giờ đồng hồ tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, bạn không chỉ được ngắm tranh, ảnh, xem phim tư liệu mà còn được tận mắt chứng kiến những hiện vật sống động và những nét đặc sắc nhất trong văn hóa các dân tộc Việt, Mường, Tày, Thái, Nùng, Dao, H’mông
THĂM BẢO TÀNG DÂN TỘC  HỌC

Nơi trưng bày và lưu giữ quý giá về văn hóa các dân tộc Việt Nam

Bảo tàng có đủ 54 bộ sưu tập về từng dân tộc như: Người Thái, người Hmông, người Gia Rai..., phân chia theo công dụng, có các sưu tập về y phục, các đồ trang sức, về nông cụ, về ngư cụ, về vũ khí, về đồ gia dụng, về nhạc cụ... Ngoài ra còn có tập hợp riêng về các hiện vật tôn giáo - tín ngưỡng, cưới xin, ma chay hay nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác… Mỗi hiện vật đều có chú thích ghi rõ tên gọi hiện vật, đồng thời cho biết dân tộc và xứ sở sản sinh ra nó.  Những nét văn hóa truyền thống từ ăn, ở, đi lại, sinh hoạt của các dân tộc đều được giới thiệu thông qua những chi tiết tiêu biểu nhất, giúp người xem nhận ra nét đặc trưng của mỗi dân tộc. Đến với bảo tàng, khách tham quan chắc chắn sẽ vô cùng thích thú và ngạc nhiên với những cảnh như đám ma của người Mường, cảnh lên đồng của người Thái, hay một bức ảnh ghi lại một khoảnh khắc rất bình dị của một người chở hàng trăm chiếc rổ, rá, lờ, đó… trên một chiếc xe đạp.
THĂM BẢO TÀNG DÂN TỘC  HỌC
Bước ra khỏi nhà triển lãm, du khách sẽ đến với Bảo tàng Dân tộc học ngoài trời với những khu nhà của các dân tộc khác nhau. Để giới thiệu đến người xem một cách chân thực nhất truyền thống văn hóa của các dân tộc, các khu nhà trưng bày trong bảo tàng đều do chính bàn tay những người thợ địa phương dựng nên. Bạn sẽ không tìm thấy sự khác biệt nào giữa nhà Rông ở bảo tàng với nhà Rông ở Tây Nguyên. Trong mỗi khu nhà, cách bài trí, các vật dụng,… cũng được sắp xếp đúng theo tập quán của mỗi dân tộc.

Nơi bảo tồn và phát huy những giá trị đặc sắc

Để giúp đỡ khách tham quan, trong mỗi khu nhà đều có nhân viên hướng dẫn hoặc các tình nguyện viên rất thân thiện và cởi mở. Du khách có thể ghi lại những ấn tượng của mình vào những cuốn sổ ghi cảm tưởng đặt tại mỗi nhà, hoặc ghi feed back ở gần khu vực cửa ra vào.  Bên cạnh đó, bảo tàng cũng thường xuyên tổ chức biểu diễn múa rối nước, góp phần vào việc bảo lưu vốn văn hóa dân tộc. 
Có thể nói Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đang có những đóng góp không nhỏ vào công cuộc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
THĂM BẢO TÀNG DÂN TỘC  HỌC 3
Mới đây, trang web du lịch số 1 của Mỹ – TripAdvisor đã trao chứng chỉ xuất sắc lần thứ hai cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Theo đó, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam xếp thứ sáu trong các bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á. Đứng thứ 6 trong top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn chặt chẽ chuẩn quốc tế về chất lượng. Việc đánh giá được thực hiện trên cơ sở các lời nhận xét cũng như số lượng bình luận của người vào trang web này để xếp hạng một điểm du lịch mà họ đã tham quan.
Thông tin cho khách tham quan:
  • Giờ mở cửa: Mở cửa các ngày trong tuần, trừ ngày thứ Hai
  • Địa chỉ : Đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel       : (84-4) 37562193
Fax      : (84-4) 38360351
Email   : vme18@vme.org.vn
Website : http://www.vme.org.vn
Phương tiện đi đến bảo tàng
Ô tô buýt số 14 xuất phát từ bến xe phố Đinh Tiên Hoàng (bờ nam Hồ Hoàn Kiếm), xuống tại bến Nghĩa Tân, đi vào đường Nguyễn Văn Huyên, đến Bảo tàng khoảng 700m.
Ngoài ra, các xe buýt số 7, 13, 38, 39, 60 đổ cạnh Bảo tàng, nhưng không xuất phát từ trung tâm thành phố Hà Nội. .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét