Translate

Hot Line

Ms Lan +84.94362.7667 Ms Thảo +84.94462.7667

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

THAM DỰ LỄ HỘI ĐỀN CỔ LOA TÌM LẠI DẤU ẤN LỊCH SỬ


Trong không khí đầu xuân năm mới, ngày mùng 6 Tết (tức 15-2) người dân “bát xã” Loa thành (Đông Anh – Hà Nội) tưng bừng tổ chức lễ hội tưởng nhớ công ơn của Vua An Dương Vương, vị Anh hùng dân tộc, người có công sáp nhập Âu Việt – Lạc Việt thành quốc gia Âu Lạc, dựng lên kinh đô Cổ Loa.
Trẩy hội đền Cổ Loa để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương, người đã được vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi vào đầu thế kỷ 3 trước công nguyên, đặt tên nước Âu Lạc và định đô tại Cổ Loa. Đây là một lễ hội gắn liền với truyền thuyết về chiếc nỏ thần và câu chuyện tình đẫm nước mắt Mỵ Châu - Trọng Thủy.
THAM DỰ LỄ HỘI ĐỀN CỔ LOA TÌM LẠI DẤU ẤN LỊCH SỬ

Trẩy hội để tìm lại những dấu ấn lịch sử

Làng Cổ Loa gồm 12 xóm nhưng hội Cổ Loa là của chung một cụm tám làng (ngày trước gọi là Bát Xã) gồm: Ðài Bi, Sàn Dã, Cầu Cả, Mạch Tràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Xép. Cả 8 làng này đều thờ Thục Phán nên đều tham gia tổ chức hội.
Phần mở đầu của lễ hội là các nghi lễ như lễ tế, lễ rước kiệu “bát xã”. Theo đó, đoàn anh cả làng Quậy đã đọc nghi thức tế lễ và mật khẩn chiếu trên.
Ngày mồng 6 tháng Giêng, ngày Vua An Dương Vương tức vị lên ngôi Hoàng đế, nhân dân làng Quậy vinh dự được Vua ban cho vào chúc Vua đầu tiên. Từ đó đến nay, trải qua hơn 2.000 năm lịch sử, Cổ Loa và làng Quậy vẫn thực hiện lời tiên đế để lại.
THAM DỰ LỄ HỘI ĐỀN CỔ LOA TÌM LẠI DẤU ẤN LỊCH SỬ 2
Cùng với nghi thức tế lễ, nghênh rước kiệu của từng xã trong “bát xã” (Là lễ kiệu rước bài vị Vua An Dương Vương, được rước vòng quanh hồ Ngọc Tỉnh, về đền Thượng) lễ tế được tiến hành trong tiếng nhạc của phường bát âm. Sau đó, dân làng thay phiên nhau cầu nguyện để tổ tiên phù hộ cho bà con làm ăn thịnh vượng, an hưởng cảnh thái bình.
Buổi chiều, đám rước thần có đông đảo dân làng tham gia. Thứ tự các cuộc rước bao gồm cờ quạt, long đình, tự khí, bát bửu, phường bát âm, quan viên lễ phục chỉnh tề bưng theo khí giới của nhà vua cùng tuần hành trong vài giờ từ sân đền Cổ Loa ra đến đầu làng thì giải tán.
Còn phần hội thì kéo dài tới rằm tháng giêng bằng nhiều trò vui. Tối ở đình làng có đốt pháo hoa, hát ca trù, hát tuồng. Ban ngày, các cụ ông chơi bài, đánh cờ. Các cụ bà đi lễ đình lễ chùa. Thanh thiếu niên nam nữ có trò chơi: đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt...
Trong những ngày hội Cổ Loa, nhân dân quanh vùng cùng khách thập phương đến xem thật đông, coi đây là dịp vui xuân có ý nghĩa.

Trẩy hội để phát huy những giá trị truyền thống đặc sắc

THAM DỰ LỄ HỘI ĐỀN CỔ LOA TÌM LẠI DẤU ẤN LỊCH SỬ 3
Tại lễ hội Cổ Loa, bên cạnh phần nghi lễ được diễn ra trang nghiêm và mang nhiều tính truyền thống, phần hội còn được tổ chức tại các khu vực quanh đền với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như đu tiên, đánh vật, đá gà, thổi cơm thi, hát chèo, hát quan họ, bắn cung nỏ, cờ người, múa rối nước… tạo nên một không khí vui tươi, sống động trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.
Lễ hội Cổ Loa khép lại vào ngày 16 tháng Giêng, với phần nghi thức tế tạ trời đất, mọi người ai nấy ra về trong niềm phấn khởi về một chuyến du xuân thú vị và thầm hẹn gặp nhau trong mùa trẩy hội tới…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét