Translate

Hot Line

Ms Lan +84.94362.7667 Ms Thảo +84.94462.7667

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

ĐẶC SẮC LỄ HỘI DÂN GIAN ĐẤT HÀ THÀNH


Thăng Long - Hà Nội, vùng đất kinh kỳ, nơi hội tụ tinh hoa của nhiều vùng miền, cũng chính vì thế mà lễ hội của Hà Nội cũng có sự chắt lọc tinh túy của bốn phương mà vẫn tạo nên bản sắc của riêng mình. Lễ hội truyền thống của Hà Nội thể hiện những nét đặc sắc và giá trị của vùng đất nghìn năm văn hiến.

Sự phong phú của lễ hội dân gian 



Với bề dày nghìn năm lịch sử và một không gian văn hoá đậm đặc, lễ hội ở Thăng Long xưa, Hà Nội ngày nay, rất phong phú và có nét độc đáo riêng cần được giữ gìn, phát huy. Theo nghiên cứu, Thăng Long có 113 lễ hội diễn ra với các quy mô lớn, nhỏ khác nhau.

Hà Nội xưa với 36 phố phường đều gắn kết với những nghề thủ công, từ đó hình thành nên các phường nghề. Cũng vì thế mà không ít lễ hội của Hà Nội gắn với nghề buôn và tổ nghề. Tính chất buôn bán thủ công thể hiện rõ trong các lễ hội Hà Nội. Nhưng các lễ hội của Hà Nội vẫn có nguồn gốc là lễ hội nông thôn, lễ hội cổ truyền của người Hà Nội vẫn là hội làng, không ít tên hội quen thuộc với người dân như: Hội làng Chốm, Hội Đồng Nhân, Hội làng Lệ Mật, Hội làng Bát Tràng... Hà Nội khác với những đô thị khác ở chỗ tính chất của một lễ hội nông nghiệp, lễ hội mang tính chất kinh đô và tổ nghề hòa lẫn vào với nhau, tạo nên sắc thái đa dạng.

Lễ hội dân gian- những giá trị văn hóa truyền thông đặc sắc




Trong số các lễ hội ở Hà Nội, có một số lễ hội mang tính chất tiêu biểu cho cả nước như lễ hội Đống Đa, Cổ Loa, Hội Gióng, Đền Hai Bà Trưng, Phủ Tây Hồ, Triều Khúc, ... Nhưng ngoài ra còn có nhiều lễ hội thể hiện nét riêng của vùng đất kinh kỳ. Chẳng hạn, chỉ Thăng Long - Hà Nội mới có "tứ trấn". Đó là: đền Bạch Mã (thờ thần Long Đỗ, trấn phương Đông); đền Voi Phục (thờ thần Linh Lang, trấn phương Tây); quán Trấn Vũ (thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, trấn phương Bắc) và đền Kim Liên (thờ Cao Sơn Đại vương, trấn phương Nam). Theo quan niệm của người xưa, mở hội tứ trấn là phương thức sáng tạo không gian thiêng, phủ lên 4 phương trời, từ đó sinh ra sức mạnh huyền diệu, thần quyền hỗ trợ cho uy lực của triều đình ngày càng vững mạnh, đất nước ngày càng yên vui.



Cũng giống như các lễ hội dân gian ở các vùng đất khác, lễ hội Thăng Long – Hà Nội có các giá trị cơ bản: Giá trị nhân văn; giá trị giáo dục đạo đức, thẩm mỹ; giá trị cố kết cộng đồng (cộng mệnh và cộng cảm); giá trị bảo tồn và phát triển vốn văn hóa vật thể lẫn phi vật thể; giá trị tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội (Trong lĩnh vực tham quan, du lịch,...). Các giá trị này cần được bảo tồn, làm giàu và phát huy trong đời sống xã hội hiện đại.


Nguồn: Vietwind travel




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét